Tìm hiểu vấn đề liên quan lễ cúng và bài cúng giao thừa
Xưa đến nay, người dân Việt có phong tục chuẩn bị lễ vật dâng cúng tổ tiên vào khoảnh khắc giao thừa. Người thân trong gia đình đoàn tụ để đón năm mới với mong muốn luôn gặp điều tốt lành. Bài cúng giao thừa chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh.
Chúng ta cúng ai trong khoảnh khắc giao thừa?
Ông cha ta nghĩ mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian. Hết năm thì họ bàn giao công việc cho thần kia nên lễ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.Thực tế, lễ giao thừa được tiến hành cúng ngoài trời.
Lý giải cho điều này, thời điểm cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung.
Quan quân chưa kịp ăn uống gì? Các gia đình chuẩn bị xôi gà, bánh trái, hoa quả ra cúng ngoài trời với lòng thành tiễn người cai quản năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản năm tới.
Việc bàn giao, tiếp quản diễn ra rất khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà. Thời gian hạn chế nên họ chỉ có thể dừng vài giây ăn vội hoặc mang theo. Điều quan trọng, họ chứng kiến lòng thành chủ nhà.
Lễ cúng giao thừa như muốn đem bỏ hết những điều xấu và điểm hạn chế trong năm cũ. Qua đó, chúng ta sắm sửa đón năm mới với những cái tốt đẹp hơn. Bên cạnh cúng ngoài trời thì các gia đình có thể cúng trong nhà hoặc đình, miếu.
Ý nghĩa bài cúng đêm giao thừa
Trước khi cúng đêm giao thừa, chúng ta đừng quên quét dọn nhà cửa cổng ngõ, sửa sang bàn thờ, bỏ hết chân nhang cũ và thay cát mới vào lư hương. Bạn nhớ trừ lại 1 hoặc 3 chân nhang cũ đẹp nhất rồi đốt thêm để đặt lên bàn thờ.
Sau đó, trụ cột gia đình ra nghĩa trang thắp hương tổ tiên và họ hàng. Ý nghĩa việc làm này khấn tổ tiên về chứng giám ngày Tết cùng con cháu.
Phía trước cổng nhà, khuyến khích dựng cây nêu, dán câu đối, treo tranh ảnh, trả nợ nần, trang trí hoa mai hoặc hoa đào, ….
Chuẩn bị mâm cúng Gia thần, Gia tiên. Đồng thời, bạn lập ban đặt lễ tiễn quan đương niên Cũ và sắm lễ chuẩn bị đón quan đương niên mới.
Theo phong tục người Việt tại thời điểm giao thừa, các gia đình đều cúng giao thừa ngoài trời và cúng trong nhà. Trước giờ chuyển sang ngày mới của năm mới, chuẩn bị xong mọi chuyện để đón giao thừa.
Về bài cúng giao thừa, người thực hiện phải cẩn thận và chú ý để mang lại điều tốt đẹp. Bài cúng chuẩn tác động tích cực mặt tâm linh nên các bậc bề trên hiểu rõ.
Lễ cúng và bài văn khấn cúng đêm giao thừa
Vào 00h đêm 30 mỗi năm âm lịch, người dân Việt soạn mâm cỗ để cúng giao thừa. Các lễ vật truyền thống gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng bánh tét, bánh kẹo ngọt, mứt, hoa quả, trầu cau, nến, nước và vàng mã.
Bài cúng giao thừa ngoài trời
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Bây giờ là phút giao thừa giữa năm….. và năm…..
Con là tín chủ: ………Năm sinh:….… tuổi: ………Hiện nay, trú tại: …..….
Lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Lạy Quan Thế m Bồ Tát cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
Kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển, Con kính lạy các bề trên Ngũ phương, Ngũ hổ, Táo quân, Long mạch, các vị tôn thần.
Giờ phút thiêng liêng giao thừa đã đến, kết thúc một năm cũ chào đón năm mới. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên trời theo lệnh Ngọc Hoàng giám sát, bảo hộ tính mạng trừ yêu nghiệt. Các vị quan thần cũ triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân.
Nhân dịp chuyển khắc sang năm mới, chúng con thành tâm dâng các lễ vật lên trước án. Cúng dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, tỏ lòng thành kính.
Cầu mong cho đại gia đình mọi điều tốt lành, gia đạo được bình an, bách sự an lành. Chúng con nguyện kính cẩn dâng các lễ vật, cúi xin chín phương trời chư vị tôn thần chứng giám lòng thành.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật! ( cúi lạy 3 lạy).
Bài cúng giao thừa trong nhà
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Ngay bây giờ là phút giao thừa giữa năm….. và năm…..con là tín chủ, tên là…năm sinh:…hành canh……….. tuổi, hiện trú ngụ tại số…..ngõ…..đường…Huyện, quận…… thành phố……….
Con kính lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại chư vị tiên linh. đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con nguyện kính cẩn dâng các lễ vật, cúi xin chín phương trời chư vị tôn thần chứng giám lòng thành.
Cẩn cáo! ( lạy 3 lạy )
Trên đây là những bài cúng giao thừa theo phong tục Việt Nam được truyền tai nhau từ xưa đến nay. Người dân Việt đã áp dụng vào thời khắc chuyển giao sang năm mới. Mong muốn đón 1 năm mới gặt hái nhiều thành công, may mắn và sức khỏe