Bài cúng ông Táo : Nội dung, Ý nghĩa và những lễ vật cần chuẩn bị

1
2663

Cứ đến mỗi dịp 23 tháng chạp hàng năm là nhà nhà lại tất bật chuẩn bị tiễn ông Công ông Táo về trời. Một trong số những nghi thức quấn trong lễ cúng này là đọc bài cúng ông Táo. Vậy ý nghĩa của bài cúng này là gì? Có nội dung ra sao? Và cần phải chuẩn bị những lễ vật gì?

Nguồn gốc của lễ cúng ông Táo

Ông Táo hay Táo Quân được cho là có nguồn gốc từ 3 vị thần trong Lão giáo Trung Quốc. Ba vị thần này bao gồm Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Nhưng sau đó lại được người Việt sáng tạo thành sự tích một bà và hai ông. Trong đó bà là thần Đất, còn 2 ông lần lượt là thần Bếp và thần Nhà.

bài cúng ông táo
bài cúng ông táo

Người Việt từ xưa vốn đã rất sùng kính và ngưỡng mộ sự thủy chung của Táo Quân. Người ta quan niệm rằng, ông Táo chính là người cai quản việc bếp núc trong mọi gia đình. Và cứ cuối năm vào ngày 23 tháng chạp ông lại về chầu Ngọc Hoàng, báo cáo công việc làm ăn của các gia đình. Vì vậy cứ vào ngày 22/12 âm lịch hàng năm, người Việt thường làm lễ cúng đưa ông Táo về trời.

Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo

Để chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo các gia cần sắm khá nhiều các đồ đạc, vật dụng. Cụ thể là 3 chiếc mũ Ông trong đó 2 mũ có cánh chuồn dành cho 2 ông, 1 mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

bài cúng ông táo
bài cúng ông táo

Ngoài ra các gia đình cần phải chuẩn bị các đồ cúng hàng mã khác. Các vật dụng này bao gồm thuyền vàng, mũ, áo, hia và 99 thỏi vàng. Và không thể thiếu đi mâm cỗ cúng. Lễ vật trên mâm gồm có 1 con gà trống luộc, xôi đỏ, xôi trắng, 1 chén rượu trắng, 1 chén rượu đỏ, 1 chén rượu vàng. Bên cạnh đó tùy điều kiện của từng gia đình mà có làm thêm các món ngon khác.

Cuối cùng không thể thiếu lễ vật quan trọng nhất chính là cá chép. Đây được xem như phương tiện giúp đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng. Ở các tỉnh phía bắc, người dân thường cúng 1 con cá chép còn sống. Người ta cho rằng, con cá này sẽ hóa thành rồng để đưa ông Táo về trời. Ở các tỉnh miền trung thì người ta lại cúng 1 con ngựa giấy. Còn ở miền nam người ta chỉ cúng áo, hia và mũ vàng mã mà thôi.

Để thuận tiện cho việc làm lễ cúng nhiều gia đình thường chuẩn bị thêm 1 cái bàn lớn đặt ngoài sân. Tất cả những lễ vật sẽ được bày biện trên chiếc bàn này.

Nội dung bài cúng ông Táo bằng tiếng Việt

Khi đọc bài cúng ông Táo người đọc phải thể hiện thái độ nghiêm trang, thành kính
Khi đọc bài cúng ông Táo người đọc phải thể hiện thái độ nghiêm trang, thành kính

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Khi đọc bài cúng ông Táo người đọc phải thể hiện thái độ nghiêm trang, thành kính. Đọc câu nào phải rõ cấu nấy. Giọng điệu có thể thay đổi theo từng ngữ cảnh trong nội dung bài cúng.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây