Mục lục bài viết
Chuẩn bị lễ vật và đọc nội dung bài cúng rằm gia tiên
Theo phong tục tập quán Việt Nam, bài cúng rằm là cách truyền đạt lòng thành kính và nguyện vọng của người sống tới người đã khuất. Lễ này được thực hiện có chu kỳ vào ngày 15 âm lịch hàng tháng. Lễ vật cúng nên sử dụng bao gồm những gì? Nội dung bài cúng ra sao ?
Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Ý nghĩa bài cúng rằm
Theo phong tục người Việt, ngày Rằm gọi là ngày vọng. Giới tâm linh lý giải, vọng có nghĩa
nhìn xa trông rộng. Vào ngày này, mặt trăng đối xứng mặt trời ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người xưa quan niệm, mặt trăng mặt trời nhìn rõ và thấu suốt nhau vào ngày này. Ánh sáng phát xuống trần gian soi chiếu mọi tâm hồn. Nhờ vậy, con người trở nên sáng suốt và đẩy lùi mọi đen tối vẩn đục.
Xem thêm: Bài cúng mùng 1
Bài cúng rằm giúp hông suốt mặt trăng mặt trời. Thần thánh và Tổ tiên thông thương với con người qua sợi dây kết nối. Lòng thành cầu nguyện mang đến điều an lành khi đạt tới cảm ứng giữa quỷ thần và con người.
Người Việt cúng vào ngày Vọng để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và ông vải. Ngoài ra, nó có ý nghĩa “Cát tường” tốt nhất trong tháng.
Chúng ta có tâm lý chung muốn hưởng điều an nhiên đến với mình và người thân. Họ cầu khấn vào ngày này như muốn giãi bày ước nguyện để cảm thấy yên tâm.
Lễ cúng rằm hàng tháng
Tuỳ theo ý định người thực hiện muốn cúng đồ chay hay mặn để chuẩn bị sao cho phù hợp. Bạn quan tâm có thể tham khảo những lễ vật tương đương chia sẻ dưới đây.
Cúng lễ chay ngày rằm hàng tháng
● Hương;
● Hoa tươi;
● Trầu cau;
● 1 chai rượu trắng
● 1 chai nước khoáng, nước lọc.
● Ngũ quả và bánh kẹo.
● Vàng mã: Các bạn có thể mua theo combo tại các cửa hàng bán vàng mã dành cho gia
tiên.
Cúng lễ mặn ngày rằm hàng tháng
● Hương
● Hoa
● Trầu cau
● Rượu trắng
● Nước trắng
● Thịt luộc: Thịt gà, thịt lợn, …
● Các món mặn khác: cá kho, thịt nấu, rau xào, …
● Vàng mã.

Ai là người nên thực hiện lễ cúng?
Để tỏ lòng thành kính với các bậc tâm linh, người làm lễ thường là người lớn tuổi nhất hoặc
trưởng nam, trưởng nữ hay người có uy tín trong gia đình.
Người làm lễ phải tắm gội sạch sẽ, quần áo và tóc tai gọn gàng. Điều này thể hiện sự trang
nghiêm và trịnh trọng với nghi lễ. Trong lúc đọc bài cúng, yêu cầu họ nhập tâm tránh biểu hiện đùa cợt.
Thời gian bắt đầu lễ cúng từ ngày 14 tới ngày 15. Bạn nhớ không làm lễ quá khuya và tốt nhất trước khi trời tối.
Người cao tuổi nhất trong nhà cúng rằm
Bài cúng rằm gia tiên
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay
bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ con tên là:…………….…
Sinh sống tại: …………………………
Hôm nay, ngày rằm gặp tiết ….., tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Việc đọc đúng nội dung bài cúng rằm là điều rất quan trọng khi làm nghi lễ. Vì vậy, trụ cột gia đình hãy tìm hiểu và ghi nhớ để tự tin thực hiện vào ngày 15 âm lịch hàng tháng!