Cúng giỗ những người mất tích hay chết yểu 2

0
1090

Cúng giỗ những người mất tích

Vì những lý do nào đó, một số người bỏ nhà đi tha phương cầu thực, không trở về, và trong gia đình không ai biết tin tức nơi ăn chốn ở của họ. Những người bị chết đường chết chợ, hoặc bỏ mạng ở trận mạc, không một ai biết tung tích,…Tất cả những trường hợp đó đối với gia đình được coi là mất tích. Mất tích tức là chết.

Cúng giỗ những người mất tích
Cúng giỗ những người mất tích

Ngày chết của người mất tích không một ai biết chính xác. Vì vậy, gia đình của những người này thường lấy ngày họ rời khỏi gia đình ra đi để làm ngày cúng giỗ. Có trường hợp người ra đi đã lâu ngày biệt vô âm tín, gia đình tưởng đã chết, hàng năm cúng giỗ, rồi đột nhiên một ngày họ lại trở về.

Ví dụ như trong thời kì chiến tranh, có nhiều trường hợp gia đình đã nhận giấy báo tử, gia đình làng xã đã tổ chức lễ truy điệu, và hàng năm cúng giỗ, nhưng một ngày kia đột nhiên người chiến sĩ ấy trở về (do nhầm lẫn). Tất nhiên trong những trường hợp này, từ năm sau ngày giỗ không còn nữa.

Việc cúng giỗ người mất tích, dù họ có thế nào thì với gia đình vẫn là để chứng tỏ nỗi nhớ thương, lưu luyến vô hạn.

Cúng giỗ những người chết yểu

Có hai trường hợp chết yểu được cúng giỗ, đó là:

Trường hợp 1: Những người chết đã đến tuổi thành thân, nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai, hoặc đã có con trai nhưng ít lâu sau con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối going). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai của anh hoặc em ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hoặc toàn bộ gia tài của người đã khuất, Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.

Cúng giỗ những người chết yểu
Cúng giỗ những người chết yểu

xem thêm:

Trường hợp 2: Xưa kia những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tùy theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ theo tiên tổ (gọi chung trong các bài văn cúng các bậc tiên gia là: Phụ vị thương vong tong tự (tức là không đặt linh vị từng vong hồn).

Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai có cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Điều này không có trong gia lễ nhưng thuộc vào tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây