Khi trẻ tròn 12 tháng từ khi sinh ra các bậc cha mẹ thường tổ chức lễ thôi nôi để tạ ơn các bà Mụ, tạ ơn trời Phật và cầu mong cho bé được bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc. Vậy những điều gì cần chú ý khi chuẩn bị lễ cúng thôi nôi để con yêu được hưởng may mắn, giàu sang, hạnh phúc cả đời?
Mục lục bài viết
Chọn thời gian là điều đầu tiên cần chú ý khi chuẩn bị lễ cúng thôi nôi
Tính ngày cúng đầy năm theo lịch âm hay dương?
Theo truyền thống người Việt Nam, lễ cúng thôi nôi được tính theo ngày âm lịch và theo giới tính của bé “trai kém 1, gái kém 2”. Có nghĩa là sẽ tính ngày sinh của bé theo âm lịch, nếu là bé trai thì lùi 1 ngày từ ngày sinh nhật, còn bé gái thì lùi 2 ngày.
– Cúng sáng hay chiều?
Kinh nghiệm của người xưa truyền lại, cúng thôi nôi sẽ thực hiện vào sáng hoặc chiều tối. Tùy theo điều kiện của gia đình mà tổ chức tiệc sau khi cúng.
– Cúng thôi nôi lúc giờ nào là tốt?
Giờ cúng tốt nhất là chọn theo giờ hoàng đạo hợp với tuổi của bé. Cụ thể như sau: Bé tuổi Hợi chọn giờ Tỵ, bé tuổi Tuất chọn giờ Hợi, bé tuổi Dậu chọn giờ Dần, bé tuổi Thân chọn giờ Mão, bé tuổi Mùi chọn giờ Tý, bé tuổi Ngọ chọn tuổi Thân, bé tuổi Tỵ chọn giờ Dậu, bé tuổi Thìn chọn giờ Hợi, bé tuổi Dần chọn giờ Sửu – Mùi, bé tuổi Mão chọn giờ Thìn, bé Tuổi Tý chọn giờ Ngọ, bé tuổi Sửu chọn giờ Tý.
Chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi
– Đĩa hoa quả cúng thôi nôi gồm những loại gì?
Hoa quả để làm lễ cúng khá đơn giản, cứ chọn 5 loại quả khác nhau là được. Tốt nhất là có màu sắc khác nhau, ví dụ: Bưởi xanh, táo đỏ, nho tím, xoài vàng, thanh long hồng,…

Nếu gia đình bạn có sẵn hoa quả vườn nhà thì có thể dùng luôn, quan trọng là thành tâm cúng kính, không cần quá câu nệ. Khi chọn hoa quả xong nhớ rửa sạch, để ráo nước rồi mới sắp vào mâm cúng.
– Cúng thôi nôi chọn gà hay vịt?
Gà hay vịt đều được cả các bậc làm cha mẹ nhé! Nếu là gà, vịt nhà mình nuôi thì càng tốt. Thông thường người miền Trung và miền Nam hay chọn vịt, còn miền Bắc thì hay chọn gà cho lễ cúng.
– Cúng thôi nôi chọn gà trống hay gà mái?
Trong tất cả các lễ cúng của người Việt hầu hết được chọn gà trống, lễ cúng thôi nôi cũng vậy. Tốt nhất chọn loại gà trống da vàng, mào to đỏ, sau khi làm thịt thì buộc theo kiểu gà cánh tiên cho đẹp mắt.

– Chọn hoa cúng thôi nôi
Các bậc cha mẹ có thể chọn hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa ly tùy theo từng mùa. Chú ý là cần chọn những bông hoa tươi tắn, màu sắc hài hòa làm trung điểm của bàn cúng thôi nôi. Tránh các bông hoa cũ, héo hay dập nát.
– Chuẩn bị các lễ vật khác cúng thôi nôi
- 12 chén chè.
- 3 đĩa xôi cúng 3 ông Thầy.
- 12 miếng trầu cau, 1 lá trầu, 1 quả cau tươi.
- 2 cây đèn cầy.
- 3 nén nhang.
- 1 bộ đồ thế thân ghi ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ để giải hạn.
- 1 ly rượu nhỏ (để rưới lên hoa sau khi cúng).
Chuẩn bị vị trí đặt đồ cúng thôi nôi
Vị trí đặt mâm hướng ra ngoài
Mâm cúng thôi nôi có thể dặt ở ngoài sân, nếu bày trí trong nhà thì đặt đầu hướng ra phía ngoài cửa. Ngoài ra cần chuẩn bị các mâm cúng Thần Tài, cúng bàn thờ Phật, Ông Táo và mâm cúng ông bà tổ tiên.
Chuẩn bị bài văn khấn cúng thôi nôi
Có nhiều bài văn khấn thôi nôi khác nhau, tùy theo vùng miền và truyền thống của gia đình mà lựa chọn. Xin giới thiệu 1 bài văn khấn đơn giản để cha mẹ tham khảo:
Kính lạy Đệ nhất đại tiên chủ cùng 12 vị tiên nương
Hôm nay là ngày… (âm lịch).
Vợ chồng con là (họ tên vợ chồng)…, ngụ tại… (địa chỉ).
Hôm nay chúng con bày mâm lễ vật, trước xin thỉnh đất đai thổ địa, thổ công về chứng lễ cho con (họ tên con)… tròn 1 tuổi, sau là phù hộ cho cháu khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, bình an, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý, phù hộ cho gia đình chúng con luôn ấm no, hạnh phúc.
Bế cháu lạy trước mâm cúng, thắp nhang và lạy, đốt tiền giấy, vàng mã, vẩy rượu lên hoa.
Trên đây là những điều cần chú ý khi chuẩn bị lễ cúng thôi nôi, nếu cha mẹ còn băn khoăn chưa hiểu rõ hay không có thời gian chuẩn bị thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ sửa soạn mâm cúng trọn gói, chuyên nghiệp của Đồ cúng Tâm linh Việt